Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Kinh tế
Ngày nay, từ ktế bao hàm nội dung phong phú hơn nhiều. Đó là:
- Sự làm ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu.
- Sự hoàn thiện và tối ưu hoá việc tổ chức sử dụng các nguồn lực, tổ chức lđộng xhội một cách khoa học, có hiệu quả.
- Sự cân đối tích lũy và tiêu dùng để phát triển và đề phòng rủi ro.  
Kinh tế là tổng thể một bộ phận các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, kỹ thuật, thông tin,…) và các quan hệ con người với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp, lưu thông phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, mà mấu chốt của vấn đề là sở hữu và lợi ích”.
2. Nền kinh tế quốc dân
Theo cách tiếp cận hệ thống nền kinh tế được xem như là một hệ thống hay hệ thống kinh tế vĩ mô bao gồm ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô.
- Các yếu tố đầu vào gồm: 
+ Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế: thời tiết, dân số, chiến tranh,...
+ Những tác động từ chính sách, bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước.
- Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất- nhập khẩu. Đó là các kết quả biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra.

-  Trong đó yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, hay còn gọi là nền kinh tế vĩ mô (Macroeconomy) hoặc là nền kinh tế quốc dân. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu.
Vậy  nền kinh tế quốc dân (hay hệ thống kinh tế vĩ mô) là tổng thể các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất của một quốc gia, từ đó của cải của xã hội được tạo ra, lưu thông, phân phối và sử dụng. 
Nền KTQD là bộ phận cơ bản của toàn bộ tồn tại xã hội, còn hoạt động kinh tế là nội dung cơ bản của toàn bộ hoạt động xã hội. Hay, nền kinh tế quốc dân là không gian kinh tế - xã hội, được xác định bởi các dấu hiệu sau:
a. Về hình thức tồn tại của chủ thể hoạt động kinh tế
Chủ thể hoạt động kinh tế gồm:
- Hộ gia đình (người tiêu dùng cuối cùng).
- Chính phủ (người tiêu dùng đại diện).
- Doanh nghiệp (người sản xuất).
- Người nước ngoài.
b. Về tính chất hoạt động của chủ thể kinh tế
Bốn chủ thể trên được coi là chủ thể hoạt động kinh tế vì chúng có những hoạt động có tính chất đặc thù sau:
- Họ đều là người thực hiện nhu cầu tiêu dùng thông qua hành vi mua từ đó tạo ra cầu về hàng hóa.
- Họ đều là người bán: như  bán tư liệu sản xuất, sản phẩm, thậm chí cả sức lao động (sức lao động cũng là một loại hàng hóa đặc biệt)  tạo ra cung hàng hóa.
- Họ là các nhà đầu tư: như đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cácDN, CP, và thậm chí người tiêu dùng bình thường cũng là nhà đầu tư khi họ gửi tiền ở ngân hàng, mua cổ phiếu, công trái,…
- Họ tạo ra các nguồn thông tin (hay là những yếu tố thông tin của thị trường) và phải thường xuyên cạnh tranh với nhau.
c. Về nguồn lực để tiến hành hoạt động kinh tế (đầu vào của nền kinh tế)
- Gồm tài nguyên quốc gia.
- Hệ thống tài chính tiền tệ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, tài sản và dự trữ quốc gia.
- Nguồn nhân lực của một đất nước.
- Các thành tựu và tiến bộ về khoa học công nghệ.
d. Về không gian kinh tế
Không gian kinh tế được hiểu như là một thực thể kinh tế - xã hội được xác định bởi tính cân đối, tính mở và tính phát triển của nó. Gồm:
- Phương thức sx (với tư cách là mặt bằng cơ sở, là nền tảng quy định sự phát triển chung của cả nền kinh tế).
Phương thức sản xuất xã hội là sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội hợp thành.
Để xã hội phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Cơ cấu kinh tế (mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận, thành phần tham gia vào sự phân công lao động xã hội và cấu tạo nên nền kinh tế như tỉ trọng của các khu vực kinh tế, số lượng quy mô các doanh nghiệp trong các ngành nghề,…).
- Các quá trình kinh tế (sự vận động, tương tác, lưu chuyển, trao đổi các kết quả kinh tế trong cơ cấu kinh tế và bị chi phối bởi các qui luật kinh tế xã hội như đầu tư, sản xuất, lưu thông phân phối, tích lũy, tiêu dùng).
- Hệ thống thông tin và luật pháp.
e. Về phương thức quan hệ
Là phương thức thị trường, với nội dung căn bản là mua và bán (quan hệ cung cầu).
3. Nền kinh tế thị trường
3.1. Thị trường
Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, trao đổi thông tin và lựa chọn chuyển dịch đầu tư.
* Vai trò của thị trường:
- Thông tin về cung - cầu, tạo điều kiện để mối quan hệ cung cầu về hàng hóa được cân đối cả về lượng và chất.
- Tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ diễn ra thuận lợi.
- Thúc đẩy sự chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội: thông qua thị trường các chủ thể kinh tế phát hiện và khẳng định lợi thế của mình trong không gian, thời gian nhất định.
- Giúp cho các chủ thể kinh tế có sự lựa chọn phương án hoạt động SXKD tối ưu thông qua việc hạch toán hiệu quả hoạt động.
Họ luôn phải thông qua việc trả lời 3 câu hỏi : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
3.2. Quan hệ thị trường
Đây là quan hệ mua bán, là sự trao đổi ngang giá.
3.3. Nền kinh tế thị trường
Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, được đưa ra bởi các nét đặc trưng sau:
- Quá trình lưu thông vật chất trong nền kinh tế – xã hội được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua bán.
- Người tham gia mua bán có quyền tự do nhất định trong việc lựa chọn: nội dung mua bán, đối tác mua bán, giá cả trao đổi.
Nói quyền tự do nhất định vì việc lựa chọn ba nội dung trên phục thuộc vào việc mua bán các hàng hóa pháp luật cho phép, giá cả giao động trong khung mà thị trường có thể chấp nhận được, chọn đối tác phù hợp.
3.4. Các loại hình kinh tế thị trường
* Do khả năng sản xuất của nền kinh tế có giới hạn, đồng thời do nguồn tài nguyên khan hiếm cho nên con người cần phải giải đáp ba vấn đề cơ bản sau (kể cả đối với các QG giàu hay nghèo hoặc bất cứ một tổ chức KT nào):
- Sản xuất cái gì, bao nhiêu (What): mỗi xã hội cần phải quyết định xem nên sản xuất nhiều thực phẩm hay súng đạn, nhiều hàng cao cấp hay hàng chất lượng thấp, nhiều hàng dành cho tiêu dùng hiện tại hay hàng đầu tư để phục vụ cho sx và tương lai,….
- Sản xuất như thế nào (How): Nên sản xuất bằng nguồn lực nào, dùng loại kỹ thuật gì, ai là người quyết định cho quá trình sản xuất đó?
- Sản xuất cho ai (Who): Xã hội nên phân chia thu nhập cho mọi người ngang bằng nhau hay chênh lệch nhau, nên có một ít người giàu bên cạnh nhiều người nghèo hay không, nên danh nhiều thu nhập cho quan chức hay bác sỹ và công nhân,…
3.4.1. Nền kinh tế thị trường thuần túy (Market Economy)
Đó là nền kinh tế theo đuổi các mục đích kinh doanh thuần túy.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường thuần túy cũng có rất nhiều nhược điểm: như độc quyền, cá lớn nuốt cá bé, lạm phát và thất nghiệp, dịch vụ công và các lợi ích công cộng bị bỏ rơi, luôn ở trong tình trạng khan hiếm hoặc thiếu hụt, cuối cùng là khủng hoảng và tổng khủng hoảng của cả nền kinh tế.
3.4.2. Nền kinh tế chỉ huy (command Economy)
  Ngược lại kinh tế thị trường, trong nền kinh tế chỉ huy CP là người quyết định toàn bộ, điển hình là nền kinh tế Liên Xô cũ. Việt Nam trước đây cũng định hướng theo mô hình kinh tế chỉ huy. Trong nền kinh tế này, ủy ban kế hoạch nhà nước là trung tâm điều khiển mọi hoạt động kinh tế đi theo một kế hoạch thống nhất. Mọi người chỉ cần thực hiện nhiệm vụ của mình theo sự phân công trực tiếp hay gián tiếp của CP.
Ý tưởng này nảy sinh từ hai nguồn:
- Ước vọng xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội, trong đó, “ Một người vì tất cả, tất cả vì một người”. 
- Ước vọng thoát khỏi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ không thể tránh nổi của nền kinh tế thị trường thuần túy. Điển hình là J. Keynes (1884 - 1946).
Tuy nhiên, nền kinh tế này cũng có rất nhiều nhược điểm:
  - Những căn bệnh của nền kinh tế thị trường nêu trên có thể xuất hiện cả lúc tăng trưởng lẫn lúc suy thoái như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,…
- Mục đích tăng GNP không phải là mục đích cuối cùng của sự nghiệp kinh tế toàn xã hội. Mà mục đích còn là mối quan hệ về lợi ích giữa các tầng lớp nhân dân trong một chỉnh thể kinh tế - chính trị - xã hội nhất định.
- Trường phái Keynes mới chỉ xem xét phản ứng động thái của doanh nghiệp, dân chúng trong vấn đề kinh tế ở khía cạnh của giá cả, tiền công, lạm phát, thất nghiệp. Tức chưa chú trọng đến mặt cung của nền kinh tế, nên chưa xét được đến ảnh hưởng của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học công nghệ,… đến tổng cung.
3.4.3. Nền kinh tế thị trường hỗn hợp (nền kinh tế hỗn hợp)
- Định nghĩa:
Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế trong đó có sự kết hợp tối đa những ưu điểm của cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước nhằm đạt được hệ thống các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội một cách hiệu quả nhất trong điều kiện có thể của một đất nước (Hay đây là nền kinh tế mà ba vấn đề cơ bản được giải quyết vừa có sự can thiệp của CP vừa theo cơ chế thị trường).
4. Đường cong sản lượng tiềm năng (Đường giới hạn khả năng sản xuất)
4.1. Quy luật sử dụng nguồn lực trong sản xuất của cải vật chất
Trên thực tế, mọi nguồn lực đều có hạn, thậm chí có thể được coi là khan hiếm hoặc đang trở nên khan hiếm (Nguồn lực khan hiếm: tại một mức giá P > 0 nhất định mà người mua sẵn sàng mua nhưng lượng cung không đáp ứng được lượng cầu). 
Sự khan hiếm là do:
- Tài nguyên đang dần bị cạn kiệt cùng với quá trình gia tăng sản xuất.
- Nhu cầu của con người luôn phát triển cả về lượng lẫn về chất.
Vì vậy, mục tiêu căn bản của kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu và chỉ ra cho xã hội cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn để một mặt, các nhu cầu của xã hội vẫn được đáp ứng tối đa, mặt khác, tiết kiệm được mọi nguồn lực trong một tương lai lâu dài.
4.2. Đường cong sản lượng tiềm năng (đường giới hạn khả năng sản xuất - PPF - Production Posibility Frontier)
* Khái niệm: "Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) phản ánh các mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sản xuất của quốc gia".
* Cách dựng: Giả sử chia hàng hoá ra làm hai nhóm
Ví dụ: Lấy hai loại hàng thông dụng là lúa và vải. Nếu sử dụng hết khả năng sản xuất thì có thể tạo được mức sản lượng như sau:
Bảng 1.1: Những khả năng thay thế khác nhau


Từ đó ta xây dựng được đường PPF (Production Posibility Frontier)


Đường PPF có dạng cong lồi ra ngoài so với gốc tọa độ. Hình dáng do quy luật giảm dần quyết định.
Nếu như năng suất biên tăng dần thì đường PPF cong lõm vào gốc toạ độ. Nếu như năng suất biên không đổi thì đường PPF là đường thẳng.
4.3. Chi phí cơ hội
Do các nguồn tài nguyên là hạn hẹp, nên xã hội hoặc từng con người luôn phải lựa chọn xem sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể gì trong số những hoạt động có thể được tiến hành: đọc một cuốn sách hay đi xem phim, nghỉ hè hay đi làm kiếm tiền,. . . 
Khi một người quyết định làm một việc gì đó, tức là đã bỏ mất cơ hội để làm các việc khác, và khả năng mất đi đó gọi là chi phí cơ hội.
4.4. Ý nghĩa của đường PPF
- Đường PPF mô tả mức sản xuất tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ năng lực sẵn có.
- Nền kinh tế nằm bên trong đường PPF phản ánh còn có nguồn tài nguyên không được dùng đến và ngược lại.
Theo thời gian, số lượng các yếu tố sản xuất và công nghệ có thể thay đổi, nên bản thân đường giới hạn khả năng sản xuất cũng có thể dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong.
- Nếu có sự di chuyển từ điểm này sang điểm khác trên PPF là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Nếu đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài thì có sự tăng trưởng KT.
Từ ý nghĩa đó, với vai trò của mình, Nhà nước phải quan tâm giải quyết việc:
- Bố trí sử dụng nguồn lực xã hội sao cho vừa bằng sản lượng tiềm năng, không để cho điểm sản lượng nằm bên trong hay bên ngoài, mà phải nằm trên đường cong đó.
- Vấn đề nâng cao khả năng sử dụng nguồn lực đó sao cho đẩy được chúng về bên phải.
II. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ VÀ SỰ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1. Khái niệm và hệ thống các khoa học kinh tế
1.1. Khái niệm kinh tế học
Nếu tiếp cận một cách tổng quát, thì có hai khái niệm kinh tế học vĩ mô tương đối đầy đủ sau:
“Kinh tế học là tổng thể các khoa học về cách tổ chức và xử lý các quan hệ giữa người và người trong hoạt động kinh tế để sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực của xã hội, làm thỏa mãn tối đa những nhu cầu hiện tại và tương lai của con người”
Hay “Kinh tế học (economics) là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội".
Tùy theo cách thức sử dụng mà kinh tế học được chia thành: Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
* Kinh tế học thực chứng (Positive Economics)
Nhằm mô tả và giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong nền kinh tế. Nó trả lời câu hỏi: Thế nào? Tại sao?
Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp năm 2007 là bao nhiêu? Điều gì làm cho thất nghiệp cao như vậy?
Vì sao giá thịt cá giảm trong khi giá thịt gà tăng.
Mục đích: Giải thích lý do vì sao nền kinh tế hoạt động như vậy? Dự đoán phản ứng? Tác động thúc đẩy có lợi?
* Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics)
Nhằm đưa ra quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế trong thực tế. Nó trả lời câu hỏi: Tốt hay xấu? Cần hay không? Nên thế này hay thế kia,....
Ví dụ: Chính phủ tăng kinh phí quốc phòng thì tốt hay xấu? Cần trả lương cho kỹ sư bằng bao nhiêu công nhân,...
Trong kinh tế học thực chứng, bạn hy vọng sẽ hành động như những nhà khoa học khách quan, tương tự như những hành động khoa học khác. Còn trong kinh tế học chuẩn tắc thì yếu tố khách quan đã bị bóp méo theo quan điểm cá nhân.
1.2. Hệ thống các khoa học kinh tế
1.2.1. Xét theo tầm khái quát chung
Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. 
* Kinh tế học vi mô ( Microeconomics)
“Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt 
từng phần”.
Nó chủ yếu khảo sát hành vi ứng xử của các chủ thể riêng biệt như từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình trong từng loại thị trường khác nhau.
* Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics)
" Nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế như một thể thống nhất".
- Nó cố ý làm đơn giản hoá nền kinh tế bỏ qua các tác động riêng biệt của từng cá nhân trong thị trường;
- Nó chú ý đến sự tương tác tổng quát giữa các chủ thể trong việc quyết định các vấn đề kinh tế.
Nó không đề cập đến thị trường lao động của những người thợ mộc hay những vị Bác sĩ mà đề cập đến thị trường lao động nói chung, được quyết định bởi tổng mức cung và tổng mức cầu của nền kinh tế.
Như vậy kinh tế vĩ mô chủ yếu giải quyết các cấu khối lớn như: mức sản xuất, mức thất nghiệp,....
* Mối quan hệ
- Kết quả phân tích vi mô là cơ sở để đi đến mô hình kinh tế vĩ mô;
- Tạo nên sự hoà nhập nhất định giữa vi mô và vĩ mô;
- Sự phân chia rành mạch giữa vi mô và vĩ mô ngày càng trở nên khó khăn, ranh giới đó rất mong manh.
1.2.2. Xét theo lĩnh vực toàn bộ nền kinh tế: có kinh tế học của toàn bộ nền KTQD, kinh tế học của từng ngành (kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,…)
1.3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học
Kinh tế học áp dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát (vì khi nghiên cứu cần phải thu thập số liệu).
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp trừu tượng hóa.
- Phương pháp thống kê.
2. Kinh tế học vĩ mô và đặc trưng của nó
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
- Chỉ nghiên cứu mặt quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất.
Mục đích của mọi sự nghiên cứu nền SX xã hội đều nhằm tìm ra cách tốt nhất để SX được nhiều của cải vật chất nhất, để SX xã hội có hiệu quả nhất. Bao gồm 2 cách chính sau:
+ Cách tổ chức con người thành lực lượng tối ưu để tác động có hiệu lực nhất vào đối tượng sản xuất là thế giới tự nhiên, phân công, hiệp tác,…
+ Cách sử dụng lực tự nhiên để tác động vào tự nhiên một cách có hiệu quả nhất: sử dụng sức gió, nước,… vào thay sức người trong việc chế ngự thiên nhiên.
- Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu mặt tổ chức con người thành lực lượng tối ưu để tác động vào giới tự nhiên nhưng chỉ nghiên cứu quan hệ này ở tầm vĩ mô.
- Từ giác độ đó, Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau và nghiên cứu mối quan hệ giữa các vấn đề đó:
+ Nghiên cứu cấu trúc tổng thể nền kinh tế, của lực lượng kinh tế toàn xã hội có liên quan đến việc tạo ra kết quả cuối cùng mà xã hội mong muốn.
+ Nghiên cứu mục tiêu vĩ mô của hoạt động kinh tế  (được hiểu là mục tiêu toàn diện, toàn dân, toàn xã hội của hoạt động kinh tế).
+ Nghiên cứu những quy luật vận động của nền kinh tế quốc dân và kết cục của các vận động đó như quy luật cung - cầu lao động, tiền tệ, về tích lũy hàng hóa và dịch vụ,…
- Trên cơ sở các quy luật đó, kinh tế học vĩ mô tìm ra mối quan hệ cân đối ở tầm vĩ mô cần bảo đảm cho sự vận động kinh tế đạt được các mục tiêu đã nêu.
-  Đi sâu hơn nữa, có thể thấy, kinh tế học vĩ mô:
Chỉ ra đích của sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và con đường cho toàn bộ nền kinh tế đạt được đích đó. Cụ thể:
+ Là môn học đề cập đến các quy luật KT khách quan, mqh lợi ích và các động thái kinh tế tổng thể của một xã hội.
+ Nghiên cứu các yếu tố cơ bản có tác động bao trùm gồm: giá cả, lãi suất, tỉ giá hối đoái, môi trường kinh doanh,…
+ Nghiên cứu các hiện tượng kinh tế cơ bản như: chu kỳ kinh doanh, thất nghiệp, lạm phát.
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát triển lâu dài của cả xã hội như: tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư, cán cân thanh toán,…
+ Các chính sách và công cụ kinh tế của CP tác động vào nền KTQD để đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Đặc trưng của kinh tế học vĩ mô
- Một là, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những con đường sử dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực kinh tế.
- Kinh tế học vĩ mô có tính giả định hợp lý
Đó là tính giản lược hợp lý của các nhân tố khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế. Có nghĩa là chúng ta phân tích, lý giải một yếu tố nào đó, người ta thường cố định những nhân tố khác. Nhưng sự giả định đó là chấp nhận được trên thực tế (trong điều kiện không gian và thời gian xác định) và không làm sai lệch bản chất của vấn đề đang nghiên cứu.
- Kinh tế học vĩ mô có tính định lượng
Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ dừng lại ở các kết luận định tính thì việc nghiên cứu không giúp gì cho cuộc sống. Việc định lượng kết quả trong nghiên cứu kinh tế giúp chúng ta hiểu vấn đề một cách xác thực, rõ nét hơn về bản chất của các diễn biến kinh tế, tìm ra các nguyên nhân một cách chính xác.
- Kinh tế học vĩ mô có tính hệ thống
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề, các hoạt động kinh tế trong mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với các vấn đề, các hoạt động thuộc mọi lĩnh vực khác, diễn ra trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Kinh tế học vĩ mô không coi kết quả nào là kết quả sinh ra từ một nguyên nhân, không có quyết định nào chỉ dựa trên một thông số và yếu tố đầu vào.
- Kinh tế học vĩ mô có tính tương đối
Theo quan niệm tương đối của kinh tế học vĩ mô, mọi quy luật, xu hướng của các động thái kinh tế chỉ mang tính phổ biến mà thôi. Bởi vì, không có quy luật nào là triệt để, không có ngoại lệ. Và kinh tế học nghiên cứu dựa trên quy luật số đông.
3. Kinh tế học vĩ mô và sự quản lý nhà nước về kinh tế
3.1. Vấn đề quản lí nhà nước về kinh tế
* Ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm mà nền kinh tế chỉ huy không thể đạt được như:
- Thị trường giúp cho từng DN sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả, bởi vì mọi doanh nghiệp luôn tích cực tìm cách hạ thấp chi phí để gia tăng lợi nhuận.
- Nhờ yếu tố cạnh tranh, họ tích cực cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra, thị trường cũng giúp cho nền kinh tế SX sản phẩm với số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của xã hội. 
Rõ ràng cơ chế thị trường không phải là một cơ chế hỗn đôn. Thế nhưng thị trường cũng không phải là một cơ chế hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm trên, nó có nhiều nhược điểm trong việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản. Có thể kể đến những nhược điểm chính sau:
- Tạo ra khoảng cách giàu nghèo. Tình trạng đó gọi là sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Tự động tạo nên các chu kỳ kinh doanh (business cycle), nếu có các yếu tố làm hạn chế hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm.
- Có nhiều tác động ngoại vi (externalities) có hại, như việc thải khí độc, tiếng ồn, nước nhiễm bẩn làm ô nhiễm môi trường; việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên,…
- Thiếu vốn đầu tư cho hàng công cộng (public). Phần lớn các loại hàng hoá này khó hoặc không thể thu lợi, cho nên không kích thích các doanh nghiệp đầu tư.
- Tình trạng độc quyền trong kinh tế, điều đó là có hại vì nó không kích thích cải tiến, đổi mới, vì nó sản xuất sản lượng ít và bán với giá cao, vì nó tăng thêm chênh lệch trong phân phối thu nhập.
- Thông tin thị trường bị sai lệch và cạnh tranh không lành mạnh. 
- Thị trường không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển.
- Ở các nước phát triển, một bộ phận lớn trong nông dân bị tách biệt một phần ra khỏi thị trường hàng hoá - tiền tệ phong phú của cả nước. 
Với các nhược điểm đó ta thấy rõ ràng thị trường không hoàn hảo. Vì vậy, cả lý thuyết và thực tế đều khẳng định rằng sự can thiệp của nhà nước là cần thiết. 
3.2. Ý nghĩa của kinh tế học vĩ mô đối với quản lý nhà nước về kinh tế
Từ kinh tế vĩ mô, những người làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế có thể tìm thấy:
- Các vấn đề kinh tế vĩ mô mà bản thân các chủ thể của nền kinh tế không thể tự  giải quyết được, cần có sự can thiệp của nhà nước.
- Từ kinh tế học vĩ mô Nhà nước có thể tìm được các con đường, những cơ hội hiện tại cũng như tiềm năng mà Nhà nước có thể sử dụng để can thiệp vào đời sống kinh tế.
- Cung cấp những quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường, để giúp người quản lý kinh tế vĩ mô có thể nắm vững để có thể điều khiển được sự vận động của nền kinh tế theo mục đích đặt ra.
- Cung cấp các chính sách, công cụ mà nhà nước có thể sử dụng để điều tiết sự vận động vĩ mô của nền kinh tế như chính sách tài khóa, tiền tệ, thu nhập, ngoại thương.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Ôn thi chính trị

Phần I: Những nguyên lý
Vấn đề 1 - Vật chất
Vấn đề 2 - Các nguyên lý cơ bản về phép biện chứng duy vật
Vấn đề 3 - Các quy luật có bản về phép biện chứng duy vật
Vấn đề 4 - Quy luật quan hệ san xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Vấn đề 5 - Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Vấn đề 6 - Hình thái kinh tế xã hội
Vấn Đề 7 - Hàng hóa và các thuôc tính của hàng hóa
Vấn đề 8 - Hàng hóa,sức lao động
Vấn đề 9 - Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Vấn đề 10 - Chủ nghĩa tư bản độc quyền
Vấn đề 11 - Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Phần II: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Vấn đề 1 - Cơ sở hình thành TT HCM
Vấn đề 2: Giá trị tư tưởng hồ chí minh
Vấn đề 3: Tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Vấn đề 4: Tư tưởng hcm về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Vấn đề 5: Vai trò và bản chất của dcs việt nam
Vấn đề 6: Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
Vấn Đề 7: Quan điểm của HCM về dân chủ
Vấn Đề 8: Quan điểm của HCM về nhà nước của dân,do dân,vì dân
Vấn Đề 9: Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
Vấn đề 10: Tư tưởng HCM về đạo đức


Vấn đề 10: Tư tưởng HCM về đạo đức
1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về "tư cách của một người cách mạng".Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên.
Cũng như V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng chiến lược, sách lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của mình. Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
a) Trung với nước, hiếu với dân
"Trung" và "hiếu" vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ", phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Hồ Chí Minh đã lật ngược quan niệm đạo đức cũ
, đạo đức Nho giáo, xây dựng đạo đức mới "như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời". Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. Vì vậy, "trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: - Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết. - Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng. - Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là: - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. - Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
 b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước hiếu với dân". Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn chỉnh
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người"1 Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành.
Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước; là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào; là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
 c) Thương yêu con người
Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều công việc, nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Từ đó, Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ "bác ái", vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà
d) Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội xã hội chủ nghĩa
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:
a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức. Người để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy. Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "nói thì phải làm. Người còn làm nhiều hơn những điều Người nói, kể cả việc làm mà không nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời
b) Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi
 Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"
c) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
 Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là "vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân". Quan điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân". Có "tu thân" mới làm được những việc lớn khác như "trị quốc, bình thiên hạ". Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con
người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công"2. Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Hồ Chí Minh viết: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người"1. Vì vậy, Người đòi hỏi "gian nan rèn luyện mới thành công". "Kiên trì và nhẫn nại... Không nao núng tinh thần"
Vấn Đề 9: Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
a. Quan điểm về vị trí vai trò của văn hoá
Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất. Ngay từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới một xã hội mới tự do, hạnh phúc, không có áp bức, bóc lột, bất công. Trên cơ sở truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, văn hóa mácxít, từng bước xây dựng lý luận văn hóa. Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"Người còn dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền
5. Xây dựng kinh tế".
Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau
Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.
- Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển. Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.
Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được
Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
- Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hóa. Đây là một đòi hỏi chính đáng của văn hóa hiện đại. Làm chính trị, làm kinh tế... phải có văn hóa.
b) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã quan tâm tới việc xây dựng nền văn hóa mới, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Như vậy, nền văn hóa mới ra đời gắn liền với nước Việt Nam mới. Trước đó ở nước ta là nền văn hóa nô dịch của thực dân phong kiến, làm đồi trụy con người. Đặc điểm chung nhất của nền văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là xua tan bóng tối của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, của dốt nát, đói nghèo, bệnh tật đè nặng lên cuộc sống của nhân dân ta. Văn hóa mới là phải giáo dục nhân dân ta tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, tự do tín ngưỡng, không hút thuốc phiện; chống giặc dốt...
-Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: dân tộc - khoa học - đại chúng.
-Tính chất dân tộc (hay còn gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái "cốt", cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Nó là "căn cước" của một dân tộc. Cốt cách dân tộc không phải "nhất thành bất biến", mà nó có sự phát triển, bổ sung những tinh túy mới.
Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nền văn hóa mới phải phục vụ trào lưu đó. Muốn vậy, tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt: cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế phải khoa học, hiện đại. Đội ngũ những người làm công tác văn hóa phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến; phải có chiến lược văn hóa, xây dựng lý luận văn hóa mang tầm thời đại
Tính chất đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính nhân văn. Đó là nền văn hóa do đại chúng nhân dân xây dựng.
Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính chất nền văn hóa mới phải "xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức". Từ Đại hội III (tháng 9-1960), Người có bước phát triển trong tư duy lý luận khi khẳng định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
Nội dung xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hóa trong thời đại mới.
Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước
c) Quan điểm về chức năng của văn hóa
Chức năng của văn hóa mới rất phong phú, đa dạng. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp. Văn hóa thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, nhưng phải đặc biệt quan tâm tới những tư tưởng và tình cảm chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc.
Lý tưởng là điểm hội tụ của tư tưởng lớn. Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do; phải làm cho quốc dân "có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng". Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Một khi con người đã phai nhạt lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì không còn ý nghĩa gì đối với cuộc sống cách mạng. Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ... Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ thầy trò... Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con đường dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Văn hóa còn góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng. Hai là, nâng cao dân trí. Văn hóa luôn gắn với dân trí. Không có văn hóa không có dân trí. Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài. Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa... Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới... Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí, điều mà khi chính trị chưa được giải phóng thì không thể làm được. Tùy từng giai đoạn cách mạng mà mục đích của nâng cao dân trí có điểm chung và riêng, nhưng tất cả đều nhằm mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước có văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúcMục tiêu đó hiện nay Đảng ta chỉ rõ vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ. Có những phẩm chất đạo đức chung cho mọi người Việt Nam trong thời đại mới: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Lại có những phẩm chất đạo đức dành cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người: phẩm chất nhà giáo, phẩm chất thầy thuốc... Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức, chính trị của cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu không có những phẩm chất đó thì không thể biến lý tưởng thành hiện thực. Phẩm chất thường được biểu hiện qua phong cách, tức là lối sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự của con người. Phẩm chất và phong cách thường gắn bó với nhau, và chỉ khi nào con người có phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh thì mới thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi lên. Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hóa đóng chức năng rất quan trọng. Văn hóa phải tham gia chống được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, chống sự lạm dụng quyền lực, tham quyền cố vị dẫn tới sự tha hóa con người. Văn hóa giúp cho con người phân biệt cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ... Từ đó văn hóa hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Vấn Đề 8: Quan điểm của HCM về nhà nước của dân,do dân,vì dân
a) Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của Người được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả lànhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân, "cậy thế" với dân, "quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân". Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam bởi vì Nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước.
b) Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
c) Nhà nước vì dân
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Trên tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Cả cuộc đời Người "chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân". Hồ Chí Minh viết: "khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó"1. Một Nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nướccủa mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí Minh nói: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui... Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi"
Vấn Đề 7: Quan điểm của HCM về dân chủ
Hồ Chí Minh cho thấy rằng sự thể hiện rất cụ thể nội dung chính trị khi xem dân chủ là một hình thức nhà nước, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ dân chủ XHCN là phục vụ con người phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì, theo Mác và Angghen thì: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa… không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”, phù hợp với ý chí, hành động và lợi ích của quần chúng nhân, của nhân dân. Đó không có gì khác là nhà nước là nước do dân và vì dân.
Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn về vấn đề nhà nước, mặc dù thông qua nhà nước đã chỉ rõ quyền làm chủ của nhân dân về việc thiết lập hệ thống chính chính trị để “bầu ra đại biểu thay mặt cho mình thi hành chính quyền”, “cử ra” chính quyền các cấp và “tạo ra” các đoàn thể, v,v…mà còn cho chúng ta thấy vấn đề nhà nước mà là cả hệ thống chính trị, nhà nước chỉ là một bộ phận của dân chủ. Bởi, Hồ Chí Minh xem chế độ nhà nước kể cả nhà nước kiểu mới (Nhà nước vô sản), cũng chỉ là một yếu tố tồn tại của xã hội, hoặc là một hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân nhưng không bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ý nghĩa trên đây về vấn đề dân chủ, Hồ Chí Minh cho rằng quyền lực của nhân dân trong việc “bầu ra”, “cử ra”, “tạo ra”, những hình thức tồn tại của nhân dân về nhà nước
– thiết chế xã hội là một nhu cầu tất yếu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, quyền tự quản của nhân dân trong việc hoàn thiện nhà nước, thì đồng thời phải dẫn đến sự hoàn thiện dân chủ trong mọi quan hệ xã hội, mặc dù nó là một bộ phận của đời sống xã hội Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, một vấn đề mang tính độc đáo, riêng biệt nếu có thể nói như vậy là vấn đề đạo lý làm người, khi Người cho rằng dân chủ là giá trị của nhân loại khi, là sản phẩm của nền văn minh, là kết quả tất yếu của quá trình đầu tranh tự giải phóng con người và giải phóng xã hội. Và hơn nữa, sự hình thành và phát triển dân chủ là một quá trình tự thân, từ thấp đến cao trong lịch sử xã hội. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã từng nêu lên một khi niệm là lý tưởng dân chu như là tiêu chí của sự phát triển xã hội. Trong đó, một nguyên tắc, một công thức, một chìa khoá đảm bảo cho nhân loại thiết lập một nền hòa bình thế giới dựa trên nền tảng dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc. Đó là: “Hòa bình - một nền hòa bình chân chính xây dựng trên công bằng và lý tưởng dân chủ phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da” Trên cơ sở đó, Người thường xem xét sự phát triển dân chủ đặt trong quan hệ so sánh giữa chế độ về dân chủ cũ [Khi niệm Dân chủ cũ lần đầu tiên xuất hiện trong sách Thường thức chính trị của Hồ Chí Minh viết năm 1953 và xuất bản năm 1954. Người viết: “Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hiện nay)… cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới chứ không phải là dân chủ cũ”]. và dân chủ mới [ Khi niệm Dân chủ mới xuất hiện 74 lần trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập (xuất bản lần thứ hai). Lần đầu tiên cụm từ dân chủ mới xuất hiện trong bài Cách tổ chức các ủy ban nhân dân (11-9-1945). Trong sách Thường thức chính trị, Hồ Chí minh đã đăng trong mục 48 nói về Dân chủ mới. Người đã nêu lên 5 đặc điểm về chính trị, kinh tế, tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của nhân dân với nền dân chủ mới]. Người cho rằng, bước chuyển từ dân chủ cũ sang dân chủ mới là kết quả của cuộc đấu tranh liên tục của nhân dân toàn thế giới cho lý tưởng dân chủ, cho sự tự do, bình đẳng giữa các dân tộc và giữa con người với con người. Hồ Chí Minh, coi bản chất của nền dân chủ mới phải thể hiện được tính nhân dân của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị - đó là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong đó, nhân dân với vai trị là người chủ, người làm chủ
Hồ Chí Minh giải thích: “Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính, chống lại chúng, đàn áp chúng” Theo nghĩa đó, Hồ Chí Minh quan niệm bản chất dân chủ mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở giai cấp là: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước để thực hành dân chủ chuyên chính”