Vấn Đề 7: Quan điểm của HCM về dân chủ
Hồ Chí Minh cho thấy rằng sự thể hiện rất cụ thể nội dung chính trị khi xem dân chủ là một hình thức nhà nước, một thiết chế xã hội và quyền lực thuộc về nhân dân. Trong đó, bản chất của chế độ dân chủ XHCN là phục vụ con người phục vụ xã hội trên tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì, theo Mác và Angghen thì: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể hóa… không phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”, phù hợp với ý chí, hành động và lợi ích của quần chúng nhân, của nhân dân. Đó không có gì khác là nhà nước là nước do dân và vì dân.
Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn về vấn đề nhà nước, mặc dù thông qua nhà nước đã chỉ rõ quyền làm chủ của nhân dân về việc thiết lập hệ thống chính chính trị để “bầu ra đại biểu thay mặt cho mình thi hành chính quyền”, “cử ra” chính quyền các cấp và “tạo ra” các đoàn thể, v,v…mà còn cho chúng ta thấy vấn đề nhà nước mà là cả hệ thống chính trị, nhà nước chỉ là một bộ phận của dân chủ. Bởi, Hồ Chí Minh xem chế độ nhà nước kể cả nhà nước kiểu mới (Nhà nước vô sản), cũng chỉ là một yếu tố tồn tại của xã hội, hoặc là một hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân nhưng không bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ý nghĩa trên đây về vấn đề dân chủ, Hồ Chí Minh cho rằng quyền lực của nhân dân trong việc “bầu ra”, “cử ra”, “tạo ra”, những hình thức tồn tại của nhân dân về nhà nước
– thiết chế xã hội là một nhu cầu tất yếu. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, quyền tự quản của nhân dân trong việc hoàn thiện nhà nước, thì đồng thời phải dẫn đến sự hoàn thiện dân chủ trong mọi quan hệ xã hội, mặc dù nó là một bộ phận của đời sống xã hội Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, một vấn đề mang tính độc đáo, riêng biệt nếu có thể nói như vậy là vấn đề đạo lý làm người, khi Người cho rằng dân chủ là giá trị của nhân loại khi, là sản phẩm của nền văn minh, là kết quả tất yếu của quá trình đầu tranh tự giải phóng con người và giải phóng xã hội. Và hơn nữa, sự hình thành và phát triển dân chủ là một quá trình tự thân, từ thấp đến cao trong lịch sử xã hội. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã từng nêu lên một khi niệm là lý tưởng dân chu như là tiêu chí của sự phát triển xã hội. Trong đó, một nguyên tắc, một công thức, một chìa khoá đảm bảo cho nhân loại thiết lập một nền hòa bình thế giới dựa trên nền tảng dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc. Đó là: “Hòa bình - một nền hòa bình chân chính xây dựng trên công bằng và lý tưởng dân chủ phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da” Trên cơ sở đó, Người thường xem xét sự phát triển dân chủ đặt trong quan hệ so sánh giữa chế độ về dân chủ cũ [Khi niệm Dân chủ cũ lần đầu tiên xuất hiện trong sách Thường thức chính trị của Hồ Chí Minh viết năm 1953 và xuất bản năm 1954. Người viết: “Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hiện nay)… cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới chứ không phải là dân chủ cũ”]. và dân chủ mới [ Khi niệm Dân chủ mới xuất hiện 74 lần trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập (xuất bản lần thứ hai). Lần đầu tiên cụm từ dân chủ mới xuất hiện trong bài Cách tổ chức các ủy ban nhân dân (11-9-1945). Trong sách Thường thức chính trị, Hồ Chí minh đã đăng trong mục 48 nói về Dân chủ mới. Người đã nêu lên 5 đặc điểm về chính trị, kinh tế, tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của nhân dân với nền dân chủ mới]. Người cho rằng, bước chuyển từ dân chủ cũ sang dân chủ mới là kết quả của cuộc đấu tranh liên tục của nhân dân toàn thế giới cho lý tưởng dân chủ, cho sự tự do, bình đẳng giữa các dân tộc và giữa con người với con người. Hồ Chí Minh, coi bản chất của nền dân chủ mới phải thể hiện được tính nhân dân của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua phương thức tổ chức hệ thống chính trị - đó là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong đó, nhân dân với vai trị là người chủ, người làm chủ
Hồ Chí Minh giải thích: “Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình. Đối với nội bộ nhân dân thì thực hành dân chủ. Đối với đế quốc, phong kiến và lũ phản động, thì thực hành chuyên chính, chống lại chúng, đàn áp chúng” Theo nghĩa đó, Hồ Chí Minh quan niệm bản chất dân chủ mới của nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở giai cấp là: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước để thực hành dân chủ chuyên chính”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét