Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Vấn đề I: Vật chất:
1. Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin.
a. Phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.
Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chứng.
Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ. Thời cổ đại, phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp, phái Milet cho rằng đầu tiên ấy đơn thuần là nước, không khí, lửa, nguyên tử…Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bản vẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều.
sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những phát minh của W. Roentgen, H. Becquerel, J.J. Thomson…đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật về những chất được coi là “giới hạn tột cùng”, từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ hội này để khẳng định bản chất “phi vật chất” của thế giới, khẳng định vai trò của các lực lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới
*từ đóLênin đã đư­a ra định nghĩa về phạm trù vật chất nh­ư sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
* Ở định nghĩa này Lênin phân biệt hai vấn đề quan trọng :
- “Vật chất là một phạm trù triết học” có nghĩa là vật chất không tồn tại cảm tính, không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể mà ta thư­­ờng gọi là vật thể.
    - Thuộc tính chung nhất của vật chất “ Thực tại khách quan” tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác. Nó được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất với những cái không phải là vật chất, cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội.
Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin gồm những nội dung cơ bản sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay ch­ưa nhận thức được.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất, vật chất là cái được ý thức phản ánh
2. ý nghĩa của định nghĩa vật chất.
-  Khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác” “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Lênin đã thừa nhận rằng, vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Và khi khẳng định vật chất là cái “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” chứng tỏ con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
=> Như vậy định nghĩa này đã khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong các quan điểm siêu hình máy móc về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ và bác bỏ quan điểm của duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật  trư­ớc Mác về vật chất
- Định hướng cho sự phát triển của các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các hình thức mới của vật thể trong thế giới.
- Cho phép xác định cái gì là vật chất, trong lĩnh vực xã hôi là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân cuối cùng của xã hội – những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất từ đó tìm ra phương án tối ­ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét