Vấn đề II các nguyên lý cơ bản về phép biện chứng duy vật
I. Nuyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
* Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ nội tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự sật, hiện tượng của thế giới.
* Các tính chất của mối liên hệ phổ biến.
- Mối liên hệ mang tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người
- Mối liên hệ mang tính phổ biến: Bất ký một sự vật, hiện tượng nào ở bất kỳ không gian nào và ở bát kỳ thời gian nào cũng có những mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác
- Tính đa dạng và phong phú: Các sự vật hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị tí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó
Có nhiều loại mối liên hệ khác nhau
+ Mối liên hệ bên trong - liên hệ bên ngoài
+ Mối liên hệ chủ yếu – thứ yếu
+ Mối liên hệ tất nhiên – ngâu nhiên
+ Mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ rất phong phú, đa dạng.
- Quan điểm toàn diện:
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nhận thức sự vật, hiện tượng phải trong tất
cả các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật, trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác
+ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và trong thực tiễn
- Quan điểm líc sử - cụ thể
+ Trong việc nhận thức và sử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn
cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
=> Trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, nguỵ biện
II. Nguyên lý về sự phát triển
1. Nội dung của nguyên lý
a. Khái niệm phát triển
- Quan điểm siêu hình cho rằng phát triển của các sự vật, hiện tượng chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, không có sự thay đổi gì về chất củ sự vật
- Quan điểm biện chứng (Triết học Mác - Lênin)
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình đọ thấp đén trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
=> Phát triển cũng là qua trình phát sinh và giải quyêt mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ địng các nhân tố tiêu cực từ sự vật cú trong hình thái mới của sự vật
b. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng
- Tính đa dạng và phong phú: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
- Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triến.
+Quan điểm này chỉ ra khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng
- Có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đè trong thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng, phức ỵap của nó.
+ Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét