Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Vấn đề III: Các quy luật co bản về phép biện chứng duy vật
Qui luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Trong thế giới tồn tại nhiều loại qui luật; chúng khác nhau về mức độ phổ biến, về phạm vi bao quát, về tính chất, về vai trò của chúng đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật trong giới  tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, việc phân loại qui luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các qui luật vào hoạt động thực tiễn của con người
Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các qui luật được chia thành: những qui luật riêng, những qui luật chung và những qui luật phổ biến. Những qui luật riêng là những qui luật chỉ tác động trong một phạm vi nhất định của các sự vật, hiện tượng cùng loài. Thí dụ: Những qui luật vận động cơ giới, vận động hóa học, vận động sinh học,…Những qui luật chung là những qui luật tác động trong phạm vi rộng hơn qui luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn: qui luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng…Những qui luật phổ biến là những qui luật tác động trong tất cả các lĩnh vực: từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những qui luật đó
1. Quy luật lượng chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
a. Khái niệm
 * Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
* Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khỏch quan vốn có của sự vật về cỏc phương diện số lượng các  yếu tốcấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình  vận động và phát triển của sự vật.
=> Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này nó là lượng, trong mối quan hệ khác nó lại là chất
b.  Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
* Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
 - Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lượng và chất, lượng nào, chất ấy, chất nào lượng ấy.
- Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “độ”.
+ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
+ Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Sự vật tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời
+ Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật tr­ước đó gây nên.
* Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện : chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Như­ vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.
- Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
- Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội người ta còn phân chia sự thay đổi đó thành thay đổi có tính chất cách mạng và thay đổi có tính tiến hoá.
=> Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự  thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn… Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi
2. ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức   hoạt động thực tiễn, con người phải biết tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
- Khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hoá sang những thay đổi mang tính chất cách mạng.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tuỳ theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
-  Chống khuynh hướng “tả” khuynh, chủ quan, nóng vội, chưa có sự tích lũy về lượng đó muốn thực hiện bước nhảy về chất. Chống khuynh hướng “hữu” khuynh, bảo thủ, trì trệ, ngại khó  không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đó có đủ tích lũy về lượng.
3. Trong hoạt động thực tiễn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.
- Tích luỹ vốn kiến thức trong quá trình học tập để có đủ điều kiện thây đối sang một quá trình họg tập cao hơn
- Khi đã tích luỹ đủ các điều kiện thì sẫn sàng thay đổi sang một giai đoạn mới cả về chất và lượng.
1. Quy luật phủ định của phủ định
a. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
- Phủ định là sự that thế sự vvạt này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển .
- Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thận, là mắt khâu trong qua trình dán tơi sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn cái cũ
Đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và tính kế thừa
b. Phủ định của phủ định
- Trong quá trình vậnđộng của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lập hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn  nhãng nhan tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó.
 Sau khi sự phủ định hai lần phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển
Ở lần phủ định  lần thứ nhất
                                       A                   - >                 B
                              Cái khẳng định                    Cái phủ định
Ở phủ định lân thứ hai
                                                       - >                   A’
                          Cái phủ định                   Cái phủ định của phủ định
                                                                       ( Cái khẳng định)
           A            - >         B               - > A’
                khẳng định           Phủ định          Phủ địng của phủ định
                                                                        ( Khẳng định )
- Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật hiện tượng có thể gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai lần. Có sự vật trải qua hai lần phủ định ....hoàn thành một chu kỳ phát triển
- Khuynh hứơng của sự phát triển ( hình thức “xoáy ốc”).
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đày đủ các đặc  trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật:
+ Tính kế thừa
+ Tính lập lại
+ Tính tiến lên
2. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Qúa trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau, chu kỳ sau tiến bộ hơn chu kỳ trứơc.
-Cần  khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy này 
- Khi phủ định phải biết kế thừa những nhân tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét