Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Vấn đề 4: Quy luật quan hệ san xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
 Lực lượng sản xuất:
- Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình
- Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
 Quan hệ sản xuất:
- Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của phương thức sản xuất có tính ổn định tương đối so với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuấ
=>Như vậy, lực lượng sản xuất chính là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chất của quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất. Thế nhưng, chỉ có lực lượng sản xuất vẫn chưa thể diễn ra quá trình sản xuất hiện thực được mà cần phải có những quan hệ sản xuất đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất ấy.
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
+ Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người: biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
+ Tính chất của lực lượng sản xuất: khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá.
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó LLSX quyết định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.
 + Lực lượng sản xuất luôn luôn vận động phát triển, bắt đầu từ công cụ lao động, từ khoa học công nghệ; quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có đòi hỏi phải thay đổi bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với một trình độ mới của lực lượng sản xuất.
+ Mối quan hệ thống nhất giữa LLSX và QHSX tuân theo nguyên tắc khách quan:  QHSX phụ thuộc vào thực trạng phát triển của LLSX
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất bao hàm khả năng chuyển háo thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có tác động thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất (lạc hậu hoặc vượt trước) sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại
=>Như vậy, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá  trình sản xuất xã hội. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những sự khác biệt và đối lập, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo qui luật :từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, qui luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét